Nguồn: KCT Phượt
Khi đi du lịch và có mua bảo hiểm du lịch thì đôi khi xảy ra những điều không mong muốn là chuyện thường ngày. Trip vừa rồi của Ken đi Mỹ bị thất lạc hành lý hết 24 tiếng và may là Ken có mua bảo hiểm của Liberty nên Ken muốn chia sẻ một số kinh nghiệm sương máu của mình trong bài viết này.
Hành lý thất lạc hoặc đến muộn
Để được bảo hiểm, nhớ lưu giữ lại các giấy tờ sau và dĩ nhiên là còn tùy thuộc vào mỗi công ty bảo hiểm khác nhau:
- Đơn yêu cầu bảo hiểm du lịch (cái này khai khi về nước)
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Bản sao Hộ Chiếu (trang thông tin của khách hàng và trang có dấu mộc của Cục hải quan Việt Nam thể hiện ngày đi và ngày về Việt Nam)
- Lịch trình chuyến đi (E-ticket)
- Thẻ lên tàu/máy bay trong chuyến du lịch
- Mã tag hành lý bị tổn thất
- Giấy xác nhận ghi nhận là hành lý bị thất lạc/ đến chậm (Sau ko không thấy hành lý thì đến quầy hành lý của hãng máy bay đó, yêu cầu họ làm liền giấy có cả ngày giờ luôn vì hành lý đa phần sẽ tính theo giờ)
- Giấy xác nhận/ Biên bản giao nhận hành lý khi hành lý được giao, nhớ có phần ngày giờ.
Lưu ý: nếu giấy giờ được thông báo bằng email thì nhớ lưu email bên hãng gửi thành file (không phải dạng chuyển file sang PDF và hoặc dạng chuyển tiếp)
Ví dụ với gói bảo hiểm mình mua cho hành lý đến chậm thì cứ mỗi 6 tiếng bảo hiểm sẽ trả 2.400.000 và max là 6 triệu vì mình mua gói rẻ. Bữa mình đáp tầm 20h và hành lý nhận lại là 22h ngày hôm sau, tính ra là tầm 26 tiếng nên bên bảo hiểm tính max là 6 triệu.
Làm gì khi hành lý đến muộn?
Có lần bay từ Mỹ về Nhật, ngày hôm sau hành lý mới tới nên đã đi mua ít đồ như quần áo, sửa rửa mặt, dưỡng da… nôm na bảo hiểm gọi là: “Mua hàng khẩn cấp” nếu hành lý bị mất cắp hoặc thất lạc vĩnh viễn. Nhớ lưu lại hóa đơn. Sau đó vào link của hãng máy bay để khai báo thì họ vẫn hoàn tiền qua tài khoản ngân hàng.
Đợt này mình quên mất việc mua nên không có hóa đơn.
Mất hoặc thiệt hại hành lý và tài sản cá nhân
Lúc nhận lại cái valy ở nhà thì bị rách và bị hư ổ khóa. Theo quy định thì trong vòng 24 tiếng phải đem valy ra quầy hành lý của hãng máy bay để họ kiểm chứng. Vì mình ko ở gần nên chụp ảnh và email web của hãng hàng không để khai báo. Sau đó họ yêu cầu là đem valy ra quầy trong vòng 3-5 ngày làm việc, cái này tùy vào từng hãng máy bay.
- Đơn yêu cầu bảo hiểm du lịch (đính kèm)
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Bản sao Hộ Chiếu (trang thông tin của khách hàng và trang có dấu mộc của Cục hải quan Việt Nam thể hiện ngày đi và ngày về Việt Nam)
- Lịch trình chuyến đi (E-ticket)
- Thẻ lên tàu/máy bay trong chuyến du lịch
- Mã tag hành lý bị tổn thất
- Biên bản bất thường của hãng hàng không/nhà vận chuyển ghi rõ chi tiết các món đồ/hạn mục bị thiệt hại nếu hành lý bị mất hay hư tổn trong qua trình vận chuyển
- Biên bản Cảnh sát ghi rõ chi tiết các món đồ/hạn mục bị thiệt hại nếu hành lý bị mất hay hư tổn không phải do hãng vận chuyển
- Chi tiết của vật dụng bị mất/hư hỏng bao gồm ngày mua, năm sản xuất, hình ảnh…kèm theo
- Báo giá sữa chữa/ Hóa đơn sửa chữa
- Hóa đơn gốc mua hàng có tên của người chủ sử dụng- người được bảo hiểm liên quan đến vật dụng bị mất/thất lạc.
- Văn bản xác nhận khoản tiền được bồi hoàn/ không được bồi thường từ hãng hàng không/nhà vận chuyển hay bên phải chịu trách nhiệm từ tổn thất.
Lưu ý: Bất cứ tổn thất nào cũng phải được thông báo cho cảnh sát trong vòng 24 tiếng kể từ lúc xảy ra tổn thất.
Kết quả: mình chỉ lấy được tiền bồi thường của hãng hàng không chứ không lấy được của bảo hiểm vì ai đời giữa hóa đơn của cái valy mua cách đây mấy năm???
Lời nhắn nhủ:
Đôi khi khó có thể viết hết hoặc chia sẻ hết những gì Ken biết. Nếu trong trường hợp bạn cần thêm thông tin gì thì đừng ngần ngại liên lạc với Ken. Không hứa là giải đáp được tất cả thắc mắc nhưng biết gì sẽ nói nấy:
- Email: kinhnghiemdulichkct@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/kct.Phuot
Leave a reply