• Menu
  • Menu

KINH NGHIỆM PHƯỢT SAPA

KINH NGHIỆM: Sapa – Y Tý – Lũng Pô (04/2016)

Hành trình dọc theo sông Hồng

Nguồn: KCT Travel

Thông tin chung:

  1. Giới thiệu chung về Lào Cai:
  • Diện tích: 6.383,9 km²
  • Dân số: 585,8 nghìn người (năm 2006)
  • Tỉnh lỵ: Thành phố Lào Cai
  • Các huyện: Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Sa Pa, Bảo Yên, Văn Bàn, Si Ma Cai.
  • Dân tộc: Việt (Kinh), H’Mmông, Tày, Dao, Thái..
  • Lào Cai là một tỉnh thuộc vùng cao biên giới phía Bắc Việt Nam. Khu du lịch Lào Cai được biết đến với vẻ đẹp nguyên sơ của vùng núi phía Bắc. Đến Lào Cai ngoài những danh lam thắng cảnh hấp dẫn thì đây cũng là nơi có nhiều những địa danh lịch sử, hang động tự nhiên, và nét ẩm thực đặc sắc mang đậm nét đặc trưng văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc anh em.
  • Du lịch Lào Cai hiện nay là một trong những trọng điểm du lịch của miền Bắc với những thắng cảnh Sa Pa thị trấn trong mây, chợ tình quyến rũ, đỉnh Phan Xi Păng và Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai Hà Khẩu.
  • Địa giới: Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái.
  1. Phương tiện:
    • Đi bằng xe máy: Có thể đi theo CT05 từ Hà Nội – Việt Trì – Yên Bái – Lào Cai
    • Đi bằng tàu lửa:
      • https://dsvn.vn/#/
      • Tàu lửa có những chuyến đi vào ban đêm và tới nơi là sáng sớm. Mình thích đi vì rất tiện cho nhân viên văn phòng đi tối thứ 6 và về tối chủ nhật.

Đi bằng ô tô:

Kể từ khi đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai hoàn thành, ô tô là phương tiện di chuyển tới Lào Cai được nhiều người lựa chọn hơn bởi thời gian di chuyển được rút ngắn đáng kể, chỉ còn khoảng 4 tiếng so với 8 tiếng trước đây.

Hiện từ Hà Nội mỗi ngày có rất nhiều xe đi Lào Cai, xe đi Sapa và chạy trong rất nhiều khung giờ từ sáng sớm cho đến tận đêm (do thời gian đi được rút ngắn nên có xe đi ban ngày, trước kia thường chỉ có xe đêm). Các xe đi Lào Cai thường xuất phát tại bến xe Mỹ Đình, cũng có một số nhà xe có xe xuất phát tại bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm.

  1. Thời gian:
  • Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ chênh lệch trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 0°C và có băng hoặc tuyết rơi).
  • Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 15°C – 20°C (riêng Sa Pa từ 14°C – 16°C và không có tháng nào lên quá 20°C) và vùng thấp từ 23°C – 29°C
  • Một vài thời điểm du lịch Sapa và du lịch Lào Cai thích hợp cho các bạn như sau:
    1. Tháng 1-3: vùng cao Lào Cai thường có hoa đào hoa mận nở rất đẹp, tuy nhiên thời điểm này đôi khi hơi lạnh, độ ẩm trong không khí cao nên có cảm giác ẩm ướt.
    2. Tháng 3-4: Săn mây Y Tý luôn luôn là chủ đề hấp dẫn các bạn trẻ mỗi năm, mùa săn mây Y Tý không cố định và phụ thuộc thời tiết cũng như mức độ may mắn của bạn. Nếu muốn leo Bạch Mộc Lương Tử, thời tiết lúc này lạnh vừa phải, ít mưa và không quá ẩm ướt.
    3. Tháng 4-8: lúc này thời tiết thường nắng nên rất thích hợp để tới đây nghỉ mát. Đi vào thời gian này các bạn chỉ cần để ý thời tiết tránh những dịp trời mưa.
    4. Tháng 6: Lễ hội đua ngựa Bắc Hà vào đầu tháng 6 hàng năm, nếu tò mò các bạn có thể đi xem và kết hợp du lịch Bắc Hàluôn. Mùa mận cũng rơi vào tháng này.
    5. Tháng 8-9: là mùa lúa chín, lúc này các bạn có thể lựa chọn đi một vòng xem lúa chín Y Týrồi về Sa Pa nghỉ ngơi.
    6. Tháng 12-1: Nếu muốn săn tuyết rơi ở Sa Pa, hãy chú ý theo dõi dự báo thời tiết vào dịp cuối năm nhé. Không có mốc thời gian cố định nhưng tùy từng năm khoảng từ tháng 12-1 có thể có những đợt rét đậm, trời khô ráo thì khả năng cao có tuyết.

Lịch trình:

Ngày 1:

  1. Hà Nội – Lào Cai:
    • Tối thứ 6, lên xe ở bến xe Mỹ Đình, chạy tới sáng sớm là tới được Lào Cai.

Ngày 2:

  1. Thuê xe máy ờ Lào Cai:
    • Bao nhiêu năm nay, mình vẫn thường thuê xe của bạn ở gần ga tàu, cũng không biết bạn ấy tên gì chỉ biết số điện thoại 0888360999/ 0964481425. Bạn ấy sẽ giữ CMND của bạn và viết vào 1 biên bản thuê xe. Giá thuê xe là 120K 1 ngày.
    • Thuê xe máy ở Việt Nam khác với Thái Lan. Bên Thái họ sẽ đổ xăng đầy bình và yêu cầu bạn đổ đầy khi trả xe. Còn Việt Nam thì giao xe khi xăng sắp cạn bình. Hãy kiếm chổ đổ xăng càng nhanh càng tốt nếu không sẽ dẫn bộ đó.
  2. Lào Cai – Sapa:
    • Từ Lào Cai lên Sapa tầm 30km đường đèo và chạy tầm 45 phút đến 1 tiếng tùy vào bạn.
    • Giữa đường sẽ có những trạm dừng chân để bạn ngắm cảnh.
  3. Nhà thờ Sapa, nơi lấy mốc là trung tâm:
    • https://goo.gl/maps/PBMWXf1xdA62
    • Giáo xứ Sapa thuộc giáo phận Hưng Hoá, nằm tại thị trấn Sapa, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, phía Tây-Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 400 km, cách Toà Giám Mục giáo phận Hưng Hoá khoảng 360 km. Đây là một trong những giáo xứ xa nhất của giáo phận Hưng Hoá mà hầu hết giáo dân là đồng bào dân tộc H’mông.
Nhà thờ ở Sapa
  1. Đỉnh Fansipan:
    • https://goo.gl/maps/wiMpxM5WaqH2
    • http://fansipanlegend.sunworld.vn/he-thong-cap-treo/
    • Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn là ngọn núi cao nhất trong ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, là nơi tụ khí linh thiêng của đất trời và được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương” với độ cao 3.143 m. Đặt chân lên đỉnh Fansipan luôn là khát khao của những ai yêu thích thiên và khám phá những điều mới lạ.
    • Trải nghiệm trên hệ thống cáp treo Fansipan, du khách sẽ có cảm giác như đang bay vào giữa lưng chừng mây, thỏa sức chiêm ngưỡng bức tranh phong cảnh đầy màu sắc của Thung Lũng Mường Hoa, vườn quốc gia Hoàng Liên và dãy Hoàng Liên Sơn trùng điệp.
    • Giá 700.000 khứ hồi
View từ trên cao lúc đi Cáp treo
Cột mốc đỉnh Fansipan
  1. Bản Tả Van:
    • https://goo.gl/maps/F2KJjPmN4uH2
    • Vào bản tốn 60K 1 người
    • Từ thị trấn Sa Pa, xuôi theo con đường mòn uốn lượn trên lưng chừng núi khoảng 10km, là đến với  xã Tả Van.  Nhiều du khách vẫn chọn phương tiện xe máy để đi, vì chỉ có đi xe máy, bạn mới có thể tận hưởng hết khung cảnh thiên nhiên cùng vô vàn những điều thú vị khác. Chỉ mất khoảng 100-120k bạn có thể thuê xe máy ngay tại Sa Pa để khám phá.
    • Theo tiếng của người Mông, Tả Van có nghĩa là “Vòng cung lớn”. Bản đẹp như một bức tranh, lưng tựa vào dãy Hoàng Liên Sơn, trước mặt là suối Mường Hoa trong trẻo uốn dòng. Trong không gian hùng vĩ của đất trời mây khói, Tả Van ẩn chứa nhiều “mắt nhìn” sâu thẳm – nơi mà người ta lên như để tìm thêm từng “mảnh quá khứ” của những người anh em núi cao vừa quen vừa lạ. Ở Tả Van còn sót lại tục thờ đá của người Việt cổ. Bên kia suối có khu chạm khắc đá cổ với gần 200 tảng đá to nhỏ các cỡ. Trên mỗi tảng đá khắc nhiều hình ảnh và hoa văn độc đáo của người xưa. Ngày ngày trong không gian ấy, người ta sinh sống, hoạt động, đi lên Sa Pa bán hàng thổ cẩm, đi chợ và nói chuyện cấy hái…
Ruộng bậc thang ở bản Tả Van
  1. Homestay Tả Van:
Homestay Tả Van
  1. Quán Cà phê ưa thích Lá Dao Spa:
Quán cafe của Lá Dao Spa
Quán cafe của Lá Dao Spa

Ngày 3:

  1. Ăn sáng tại homestay
  2. Tả Van – Y Tý:
  3. Y Tý:
    • Nằm ở độ cao hơn 2000m so với mực nước biển, Y Tý có khí hậu quanh năm mát mẻ và đặc biệt khắc nghiệt hơn rất nhiều so với các xã khác trong huyện Bát Xát vào mùa đông. Nhiệt độ vào mùa đông tại đây đôi khi xuống dưới 0ºC và là một trong những địa điểm săn tuyết được các bạn trẻ quan tâm.
    • Y Tý cũng là nơi duy nhất có đông đồng bào dân tộc Hà Nhì sinh sống, với bản sắc văn hóa đậm đặc, độc đáo và rừng nguyên sinh Dền Sáng, được ví như “rừng treo” trên núi đá cao vời vợi. Chính vì vậy đây là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách và dân “phượt” trong và ngoài nước, nhất là các bạn trẻ ưa khám phá và chinh phục những cung đường khó, mạo hiểm.
    • Y Tý có khí hậu tiểu vùng ôn đới lục địa đặc thù, phù hợp với các loại cây dược liệu và cây ăn quả ôn đới. Những năm qua, chính quyền và người dân xã Y Tý đã mở rộng diện tích sản xuất cây dược liệu, nhằm phát huy thế mạnh địa phương. So với các loại cây trồng truyền thống như ngô, lúa, thì cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ruộng bậc thang ở Y Tý
  1. Cầu Thiên Sinh:
    • Tới được Y Tý thì mấy người bạn nhóm mình mệt nên quyết định ở homestay nghỉ ngơi, còn mình thì 1 mình đi dạo xung quanh.
    • Từ chổ chợ Y Tý chạy xuống phía dưới có rất nhiều ruộng bậc thang. Mình thấy có biển chỉ dẫn là cầu Thiên Sinh cách 8km. Mình lại quên 8km đường đèo khác đường phẳng. Cứ thế mà chạy và lúc về gần như sắp hết xăng.
    • Đi quanh mấy căn nhà ở khu đó xin/ mua xăng mà không ai chịu cho hoặc bán. Đâu đó họ cũng không hiểu được tiếng của chàng trai sài thành. Thế là cuối cùng đành nín thở chạy một mạch về lại Y Tý. Cũng may về đến chợ và cũng là lúc hết sạch xăng. Kinh nghiệm: hãy mang theo xăng dự phòng khi đi các cung miền núi.
Cầu Thiên Sinh – Cột mốc 87
  1. Y Tý homestay Cô Si:
    • https://goo.gl/maps/hY5ir9Fc1fr
    • Khu vực này chưa có nhiều homestay lắm nên mình chọn cái được nhiều người chọn với giá 60K 1 người.
    • Cô chủ nhà dễ thương và còn nấu đồ ăn cho mình ăn

 Ngày 4:

  1. Ăn sáng tại homestay
  2. Y Tý – Lũng Pô:
    • 50km đường đèo hướng về biên giới Việt Trung. Đi tầ m 2 tiếng 30 phút sẽ đến được Lũng Pô.
  3. Lũng Pô- ngã ba sông Hồng:
    • https://goo.gl/maps/bjKacBCEzV92
    • Lũng Pô thuộc địa phận xã A Mú Xung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
    • Tới Trạm Biên phòng Lũng Pô, bạn sẽ tới cột mốc số 92 và thấy một cây to – đây là điểm mốc tự nhiên đánh dấu đường biên giới Việt – Trung, bên dưới là bãi bồi giao cắt giữa con suối nhỏ từ núi A Mú Sung của huyện Bát Xát với sông Hồng. Chính đó là nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt Nam – Lũng Pô. Sông Hồng bắt nguồn từ núi Ngụy Sơn (Vân Nam, Trung Quốc) ở độ cao hơn 1.700m đổ vào Việt Nam chính thức từ đây, kéo dài hơn 500km, qua 9 tỉnh, thành phố rồi đổ ra biển qua cửa chính Ba Lạt (Nam Định).
Bia đá Lũng Pô
Cột mốc 92 ở Lũng Pô
  1. Dọc theo sông Hồng về lại Lào Cai:
    • Từ Lũng Pô, mình đi theo đường ven biên giới dọc theo sông Hồng để về đến Lào Cai. Dọc đường sẽ có rất nhiều cột mốc để bạn check in.
    • Hai bên biên giới, Việt Nam còn thô sơ, Trung Quốc đường xá có vẻ được đầu tư tốt hơn.
Cột mốc 97 dọc biên giới sông Hồng
Cột mốc 92 – dọc theo sông Hồng
  1. Lào Cai – Hà Nội: kết thúc một chuyến đi thật là thú vị.

Những bài viết có liên quan

Admin KCT Travel

Tôi 1 chàng trai Thanh Hóa với niềm đam mê du lịch, bằng những trải nghiệm thực thế của bản thân và những người bạn. Nên tôi đã viết và chia sẽ kinh nghiệm cho mọi người cùng biết để chuẩn bị cho mình 1 hành trang tốt cho chuyến đi Du Lịch sắp tới nhé.

View stories

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *