Review by: KCT TRAVEL
Tháng 3 năm 2021
- Website của Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã
- Địa điểm: Rừng Bạc Mã, Phú Lộc, Thua Thien Hue, Vietnam
THÔNG TIN CHUNG ĐẾN TỪ WEBSITE CỦA THIỀN VIỆN
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vỹ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế. Nằm cuối dãy Trường Sơn Bắc, Bạch Mã như cái rốn ở giữa Trường Sơn, cho nên nguồn động vật và thực vật ở đây rất phong phú. Cuối dãy Bạch Hổ là mỏm núi Lưỡi Cái, cuối dãy Thanh Long là đỉnh núi Truồi, lấy ngọn Trì Giang làm Án Sơn; quả đồi Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã hiện lên giữa lòng Hồ Truồi như một đóa hoa, gối đầu vào núi rừng Bạch Mã trải dài hút mắt. Có Long chầu Hổ cứ, có thủy bão sơn bao, hồn thiêng Yên tử hay suối Thiền Trúc Lâm như đang hòa quyện, tuôn trào cho linh hồn Bạch Mã càng thêm sống động.
Thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, Trúc Lâm Bạch Mã là ngôi Thiền viện đầu tiên tại miền Trung, do Hòa thượng Thiền sư THÍCH THANH TỪ sáng lập. Được khởi công từ tháng 2 năm 2006 đến tháng 4 năm 2008 hoàn thành.
HÀNH TRÌNH VÀ CẢM NHẬN
Sáng sớm đoàn của Ken xuất phát sớm từ thành phố Huế đi đến Bến thuyền của Thiền Viện. Tại đây mình có thể thuê đò để đi vào Thiện Viện. Do lúc mình đi đang có dịch nên Thiền Viện đóng cửa không cho vào, tụi mình vẫn thuê thuyền của anh Phú (0355682597) để đi thác nước và ghé quá Phật Đài của Thiền Viện. Nhóm mình đi hơn 10 người nên tính ra tầm 50K một người, nếu đi ít thì thử trả giá xe sao, 1 thuyền tầm 700K.
Anh Phú chở cả nhóm và cái thác bên trong của hồ Truồi, thác đẹp lắm, bạn có thể mang đồ theo để tắm thác.
Sau đó thuyền sẽ chở qua tượng Phật Đài để mọi người tham quan. Phật đài được khởi công xây dựng vào năm Đinh Hợi (2007), hoàn thành vào năm Kỷ Sửu (2009). Tôn tượng đức Phật Thích Ca cao 25,5m, gần 800m3 đá, nặng 1.500 tấn. Tòa kim cang và thân Phật được làm bằng đá hoa cương màu vàng có chứa nhiều hàm lượng thạch anh, khai thác từ Phan Thiết. Riêng bàn quỳ làm bằng đá granite của địa phương. Phần đế dưới cùng làm bằng bê-tông cốt thép. Tại đây, Tỳ kheo Thích Tâm Hạnh đã khắc ghi tấm bia kỷ niệm vào mùa Đông năm Kỷ Sửu (2009).
Từ chân núi Phật đài đi men theo đường rừng sẽ đến được cây cầu để qua thiền viện. Mình đã dừng ở đây và hi vọng sẽ có một ngày được đến thiền viện.
Lời nhắn nhủ:
Đôi khi khó có thể viết hết hoặc chia sẻ hết những gì Ken biết. Nếu trong trường hợp bạn cần thêm thông tin gì thì đừng ngần ngại liên lạc với Ken. Không hứa là giải đáp được tất cả thắc mắc nhưng biết gì sẽ nói nấy:
- Email: kinhnghiemdulichkct@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/kct.Phuot
Leave a reply